Lựa chọn học ĐH tư thục càng ngày càng được nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm hơn.
Việc lựa chọn trường đại học (ĐH) là một trong những quyết định quan trọng của mỗi học sinh và gia đình, phản ánh mong muốn và mục tiêu học tập của sinh viên. Việc này cần cân nhắc trên nhiều phương diện như sở thích cá nhân, chi phí, chất lượng giáo dục và cơ hội phát triển sau khi ra trường.
Với ai yêu thích môi trường học tập năng động thì trường ĐH tư thục là một trong những lựa chọn được cân nhắc hàng đầu bất chấp loạt định kiến như trường ngoài công lập thì đắt đỏ hay “học kém mới vào đó”.
Có thể thấy, xu hướng và lý do lựa chọn trường tư thục của phụ huynh và học sinh đã thay đổi nhiều sau gần 30 năm. Nhiều người sẵn sàng chọn ĐH ngoài công lập vì những lợi ích rõ ràng mà những cơ sở giáo dục này mang lại.
Chất lượng giáo dục được đảm bảo, môi trường học tập năng động
Khi chọn trường, chất lượng giáo dục chắc chắn là điều mà phụ huynh và sĩ tử quan tâm đầu tiên. Không thể phủ nhận rằng, chất lượng giáo dục ở các trường ĐH công lập luôn được đánh giá cao và có một vị thế nhất định trong hệ thống giáo dục ĐH. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chất lượng giáo dục tại các trường ĐH ngoài công lập cũng không hề thua kém, thậm chí có những khía cạnh vượt trội.
Cụ thể, các trường ĐH này đang ngày càng chứng tỏ được sự linh hoạt trong việc cập nhật chương trình đào tạo, áp dụng công nghệ mới, đặc biệt là chú trọng vào việc phát triển kỹ năng thực tiễn cho sinh viên, giúp họ sẵn sàng hơn cho thị trường lao động sau khi tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, quan điểm không đỗ được trường công lập nào mới học trường tư thục cũng không còn đúng nữa. Hiện nay, tỷ lệ sinh viên có “hồ sơ đẹp”, “bảng điểm đẹp” lựa chọn trường tư thục ngày càng cao.
Bạn Vũ Đình Thái - học sinh Lớp 12 Trường THPT Tây Thuỵ Anh, Thái Bình đã trở thành thủ khoa toàn quốc khối A00 Kỳ thi THPT Quốc gia 2024. Thái đạt tổng điểm 29.6 trong đó: Toán 9,6 ; Lý 10 ; Hoá 10. Trước đó, Đình Thái đã hai lần nhận học bổng 100% từ Trường Đại học FPT. Ngoài nhận học bổng 100% trong chương trình học bổng các trường THPT, nam sinh Thái Bình còn thử sức tại Kỳ thi học bổng và một lần nữa nhận về mức học bổng tối đa trong suốt 4 năm đại học. Thủ khoa khối A00 chia sẻ sẽ lựa chọn chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo AI tại Đại học FPT bởi sự phù hợp và tiềm năng phát triển của ngành.
Lựa chọn môi trường học tập với các bạn trẻ ngày nay dựa trên khá nhiều yếu tố, từ cơ sở vật chất, chất lượng giảng viên, nội dung học thiết thực và đặc biệt là tỷ lệ có việc làm sau khi ra trường. Không chỉ tập trung đào tạo lý thuyết trên trường lớp, mà các trường tư còn giúp sinh viên thực hành các kiến thức “thực chiến”. Chẳng hạn như tại trường ĐH FPT, nhà trường luôn tạo cơ hội để sinh viên được tham gia kỳ thực tập ở doanh nghiệp, dự án khởi nghiệp, tham gia vào các đội nhóm dự án cùng các anh chị ở trường học.
Tập trung phát triển sinh viên theo hướng toàn diện với 2 chữ vì cốt lõi: vì lợi ích lâu dài của người học và vì sự phát triển bền vững, “đầu ra” của sinh viên ĐH FPT cực kỳ ấn tượng: 98% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp; 19% sinh viên tốt nghiệp làm việc ở nước ngoài.
Đánh giá cụ thể về xu hướng học ĐH tư thục ngày càng trở nên phổ biến, chuyên gia tâm lý giáo dục - Tiến sĩ Vũ Việt Anh (Học viện Thành Công) cho hay: “Theo quan điểm của tôi, nhận định ‘học kém mới vào ĐH tư’ là hoàn toàn sai lầm và thiếu chính xác. Học ĐH tư không đồng nghĩa với ‘học kém’. Ngược lại, đây là cơ hội để các bạn trẻ được học tập trong môi trường hiện đại, rèn luyện bản thân và phát triển kỹ năng để thành công trong tương lai.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc học tập hiệu quả phụ thuộc vào nỗ lực của mỗi cá nhân. Dù học ở môi trường nào, các bạn trẻ cũng cần chăm chỉ học tập, rèn luyện và tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa để phát triển bản thân một cách toàn diện”.
Học phí không quá chênh lệch so với mặt bằng chung
Học phí có thể là rào cản lớn khiến không ít gia đình chùn bước khi cân nhắc cho con em học tập tại các trường ĐH ngoài công lập, song đây cũng là một quan niệm không còn phù hợp với thực tế. Sự thực là trong những năm gần đây, sự thay đổi trong cơ cấu học phí giữa hai hệ thống trường không còn rõ rệt như trước.
Đặt lên bàn cân so sánh giữa một đại diện cho trường tư là trường ĐH FPT và trường công lập đầu ngành, đặc biệt là các trường có chương trình đào tạo chất lượng cao (CLC), sinh viên đều được học tập với một số đặc điểm nổi bật như: Chương trình học bằng tiếng Anh, tăng trải nghiệm thực tế cho người học, giáo trình học chuẩn quốc tế… Và mức học phí giữa hai bên bắt đầu ngang bằng, thậm chí có khi không chênh lệch nhiều với nhau.
Bên cạnh đó, do lộ trình tăng học phí ĐH nên hầu hết các ĐH công lập đều tăng học phí trung bình khoảng 5-10% mỗi năm. Một số trường top đầu có thể tăng nhanh hơn so với trung bình. Trong khi đó, khối ĐH tư thục có mức giữ học phí khá ổn định, do vậy không còn có tình trạng học phí trường ngoài công lập cao vọt hay chênh lệch quá nhiều với mặt bằng chung. Đối với một số trường Đại học Kinh tế top đầu, mức học phí khi sinh viên đăng ký các chương trình chất lượng cao - học bằng tiếng Anh hay chương trình tiên tiến sẽ dao động từ 48 triệu đến 70 triệu đồng/năm. Điều này cho thấy khi sinh viên mong muốn được trải nghiệm một môi trường chất lượng thì mức học phí chi trả cũng không hề kém cạnh so với các trường ĐH tư thục.
Lấy ví dụ cụ thể hơn, trường ĐH FPT - một trong những trường ĐH ngoài công lập nhất hiện nay từng nằm trong top 3 trường có học phí cao nhất Việt Nam (theo thống kê vào năm 2006), nhưng hiện nay mức học phí của trường FPT nằm ngoài top 15 trong năm học 2023 - 2024. Với mức đóng theo 3 kỳ học/năm, thậm chí học phí của trường còn thấp hơn so với nhiều các hệ khác nhau thuộc các trường công lập.
Ở một diễn biến khác, các trường tư thục còn có nhiều chương trình hỗ trợ sinh viên, hệ thống học bổng đa dạng khác và chương trình hỗ trợ tín dụng cũng được triển khai quy mô lớn.
Tại trường ĐH FPT, trong 18 năm qua, trường đã hỗ trợ lên tới hàng ngàn sinh viên nhận học bổng. Chương trình “tín dụng Sinh viên ĐH FPT” cho phép sinh viên học trước trả tiền sau. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên có thể tiếp tục theo đuổi giáo dục ĐH mà không lo lắng về áp lực tài chính ngay lập tức. Đặc biệt mới đây nhất, trường ĐH FPT còn tung ra học bổng FPTU tuổi 18. Theo đó, trường dành tặng 180 suất học bổng, mỗi suất trị giá 180.000.000 VNĐ (học phí học kỳ chuyên ngành hệ ĐH chính quy của trường) cho thí sinh đáp ứng các yêu cầu.
Như vậy, có thể thấy rằng việc lựa chọn học tại các trường ĐH ngoài công lập không chỉ dựa trên yếu tố tài chính mà còn dựa trên chất lượng đào tạo và cơ hội phát triển toàn diện cho sinh viên. Điều này đã phản ánh một thực tế mới trong quan niệm về giáo dục ĐH: không chỉ là tấm bằng mà còn là những kiến thức và kỹ năng sẵn sàng cho tương lai.
Các trường ĐH tư thục như ĐH FPT đã đổi mới không ngừng để đạt được những tiêu chuẩn giáo dục hàng đầu, minh chứng qua tỷ lệ sinh viên có việc làm và mức thu nhập sau khi ra trường. Với sự thay đổi tích cực này, lựa chọn học ở các trường ĐH tư thục không chỉ là bước đi táo bạo mà còn là quyết định sáng suốt, góp phần giáo dục thế hệ trẻ có khả năng cạnh tranh cao trong môi trường toàn cầu hóa./.