Trượt phỏng vấn vì trang cá nhân nhạt nhòa như "nick clone"

15:37 21/09/2023

Từ trước đến nay, người ta vẫn hình dung một buổi phỏng vấn tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên ở các tiêu chí: kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, thái độ ứng xử hay các bài test đầu vào. Nhiều công ty còn chia ra vài vòng phỏng vấn khiến người lao động mệt mỏi. Dẫu vậy, không ít ứng viên vẫn trượt tuyển dụng vì những lý do trời ơi đất hỡi. Chủ đề này đã gây ra không ít tranh cãi trên các cộng đồng Cột sống Gen Z.

 
Không ít người trượt phỏng vấn vì những lý do "dở khóc dở cười". (Ảnh minh họa: freepik)
Không ít người trượt phỏng vấn vì những lý do "dở khóc dở cười". (Ảnh minh họa: freepik)

Trượt phỏng vấn vì trang cá nhân nhạt nhòa như nick-clone

Để đánh giá một ứng viên có đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu công việc hay không ngoài bằng cấp, nhà tuyển dụng cũng chú ý đến các kỹ năng mềm. Trong đó có kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, có đầy đủ phương tiện đi lại, có trang thiết bị làm việc cá nhân. Một số công ty còn quan tâm đến ứng viên có ở gần công ty hay không, đã có gia đình chưa. Những tiêu chí này đưa ra xét duyệt cũng là điều dễ hiểu. Nhưng mới đây, nhiều người không khỏi “dở khóc dở cười” trước lý do trượt phỏng vấn vì trang mạng xã hội của họ nhạt nhòa, ít hoạt động như "nick clone" (tài khoản được lập nhưng không có nhiều cập nhật, thậm chí không có danh tính, ảnh người thật). 

 
Nhiều người facebook chỉ có vài người bạn, không khác gì nick ảo. (Ảnh minh họa: freepik)
Nhiều người facebook chỉ có vài người bạn, không khác gì nick ảo. (Ảnh minh họa: freepik)

K.T (23 tuổi, nhân viên văn phòng ở Hà Nội) chia sẻ cô bạn từng bị trượt phỏng vấn vì thiếu năng nổ trên mạng xã hội. Thậm chí, trong buổi phỏng vấn sếp còn khẳng định đã là nhân viên thì việc thay ảnh đại diện hay để hashtag tên công ty là điều bắt buộc. Nhưng cô bạn lại cho rằng mạng xã hội là tài khoản riêng tư của người lao động, không nên dùng vào việc truyền thông cho công ty.

“Đó cũng là lý do khiến mình bị trượt phỏng vấn. Sau khi về chị HR còn nhắn tin nói mình phải chăm chỉ tương tác trên mạng xã hội lên. Facebook nhìn chẳng khác gì nick ảo khiến người khác không có thiện cảm và sự tin tưởng. Nếu em cứ để tình trạng này thì em đi phỏng ở chỗ nào cũng thế thôi, không đỗ được đâu.”

Lý do trượt phỏng vấn khiến người lao động ngao ngán. (Ảnh: Chụp màn hình FB L.M)Lý do trượt phỏng vấn khiến người lao động ngao ngán. (Ảnh: Chụp màn hình FB L.M)

Tương tự báo Dân trí cũng từng đăng tải câu chuyện của Thùy Linh (21 tuổi, Hà Nội) bị từ chối phỏng vấn vì lý do trang cá nhân Facebook không nổi bật. Công việc mà cô bạn ứng tuyển là biên tập nội dung của một công ty du lịch. Công việc này đòi hỏi ứng viên phải sử dụng mạng xã hội thường xuyên. Đặc biệt là cần cập nhật các tin tức liên quan đến du lịch lên mạng. Tuy nhiên, trong email phản hồi Thùy Linh, phía công ty nhận định mạng xã hội của cô quá ít tương tác, các bài đăng đều không liên quan đến nghề nghiệp nên Linh không được nhận vào làm. 

 
Không năng nổ trên mạng xã hội cũng là một điểm trừ với ứng viên khi phỏng vấn. (Ảnh minh họa: freepik)
Không năng nổ trên mạng xã hội cũng là một điểm trừ với ứng viên khi phỏng vấn. (Ảnh minh họa: freepik)

Không thể đánh giá năng lực của một người chỉ qua mạng xã hội

Trên thực tế không phải ai cũng thích công khai hình ảnh hay chuyện đời tư lên mạng xã hội. Với các độc giả của YAN, đơn giản vì họ không muốn cuộc sống của mình bị soi mói, sử dụng mạng xã hội chỉ để nhắn tin và theo dõi tin tức. Về cơ bản sử dụng mạng xã hội như thế nào hoàn toàn không liên quan đến năng lực làm việc trừ một số ngành đặc thù. Nếu nhà tuyển dụng từ chối ứng viên chỉ vì lý do này thì đây cũng không phải môi trường phù hợp để người lao động có thể phát triển. 

 
Nhiều công việc yêu cầu ứng viên phải tương tác nhiều trên mạng xã hội. (Ảnh minh họa: freepik)
Nhiều công việc yêu cầu ứng viên phải tương tác nhiều trên mạng xã hội. (Ảnh minh họa: freepik)

Mỗi người đều có sở thích, tính cách khác nhau. Đôi khi những bài đăng trên mạng xã hội cũng không hoàn toàn thể hiện đúng bản chất một con người. Vì suy cho cùng mạng xã hội cũng chỉ là thế giới ảo. Chỉ cần trong công việc nhân viên thể hiện được sự nghiêm túc, hoàn thành công việc đúng deadline là được.  

Minh Anh (27 tuổi, Hải Dương) từng trượt phỏng vấn vì mạng xã hội trống trơn, ảnh đại diện không phải hình thật. Trước lý do “oái oăm” này Minh Anh cho hay bản thân cô không nuối tiếc một một trường làm việc như vậy. 

“Thay vì đánh giá năng lực chuyên môn họ lại chỉ chăm chăm đến những gì người khác đăng tải lên mạng. Điều đó cho thấy cách đánh giá rất phiến diện. Nếu mình vào thử việc, mình không đáp ứng được yêu cầu thì họ có thể sa thải, không ký hợp đồng cơ mà. Lý do trượt vớ vẩn như vậy mình cảm thấy không phục.”

 
Một số công ty còn yêu cầu nhân viên phải dùng trang cá nhân thay ảnh đại diện, đăng hình sự kiện công ty. (Ảnh minh họa: totolink)
Một số công ty còn yêu cầu nhân viên phải dùng trang cá nhân thay ảnh đại diện, đăng hình sự kiện công ty. (Ảnh minh họa: totolink)

Kết quả khảo sát về cảm nhận của nhân viên khi cấp trên yêu cầu chia sẻ hoạt động công ty. (Ảnh: Advertising Vietnam)Kết quả khảo sát về cảm nhận của nhân viên khi cấp trên yêu cầu chia sẻ hoạt động công ty. (Ảnh: Advertising Vietnam)

Tuy nhiên, người lao động cũng cần có sự linh hoạt hơn, nhất là với những lĩnh vực đòi hỏi phải có sự tương tác mạng xã hội. Ví dụ những người làm review sản phẩm, sale, marketing, bán hàng, du lịch... Sự năng động trên mạng xã hội cũng là một điểm cộng khi tham gia phỏng vấn. Đồng thời, việc thể hiện bản thân trên mạng xã hội cũng giúp bạn truyền thông thêm về lĩnh vực mình hoạt động. Ít nhất khách hàng hay người thân, bạn bè sẽ hiểu được công việc bạn làm. Nó cũng giúp công việc phát triển hơn. Chính vì thế, bạn không nhất thiết phải chia sẻ những câu chuyện riêng tư lên mạng nhưng cũng không nên sống khép kín quá, khiến cho mạng xã hội giống với nick ảo. 

 
Mỗi người đều có nhu cầu sử dụng mạng xã hội khác nhau, không nên dùng nó là tiêu chí đánh giá năng lực. (Ảnh minh họa: viettelstore)
Mỗi người đều có nhu cầu sử dụng mạng xã hội khác nhau, không nên dùng nó là tiêu chí đánh giá năng lực. (Ảnh minh họa: viettelstore)

Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào? Cùng để lại bình luận bên dưới với YAN nhé. Và đừng quên theo dõi group "Cột sống" GenZ để cập nhật thêm nhiều tin tức đời sống xã hội thú vị.

Phỏng vấn 3-4 vòng vẫn chưa có kết quả, Gen Z "bốc hỏa" vì quy trình rườm rà

Tham gia các cuộc phỏng vấn là yêu cầu cần thiết trong tuyển dụng. Qua những trao đổi trực tiếp từ phía công ty và các ứng viên, đôi bên có thể hiểu nhau để tìm ra người phù hợp nhất với doanh nghiệp. Thế nhưng khổ nỗi, không ít các đơn vị tổ chức phỏng vấn không chỉ 1, 2 vòng mà tới 3, 4 lượt khiến người đi xin việc cũng mệt mỏi vì chờ đợi. Có những người chờ đến 2, 3 tháng vẫn chưa thấy kết quả, khi hỏi chỉ nhận được câu trả lời: "Công ty đang xem xét, em đợi thêm nhé."

Xem thêm thông tin chi tiết TẠI ĐÂY!