Đại học là một cánh cửa mới, rộng lớn hơn đối với các bạn sinh viên Cột Sống Gen Z, giai đoạn này các bạn bắt đầu tự lập hơn. Trong số đó, vấn đề chi tiêu cũng khiến nhiều tân sinh viên phải đau đầu suy nghĩ, không biết nên mua những gì để vừa đủ phục vụ cho sinh hoạt lại vừa không mất quá nhiều tiền.
Vấn đề chi tiêu khiến nhiều tân sinh viên đau đầu. (Ảnh minh hoạ: Vietnamnet)
Tân sinh viên bị "sốc" chi tiêu
Minh Hằng, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, quê Hưng Yên ra Hà Nội học và thuê trọ sống cùng 3 người bạn tại quận Cầu Giấy. Nhắc đến số tiền đã tiêu trong 1 tuần qua, Hằng nhăn mặt nói: "Nhắc tới thì đau lòng vì mới ở 1 tuần nhưng em đã tiêu gần hết 3 triệu đồng".
Trước khi lên thành phố, Hằng đã chuẩn bị sẵn tâm lý chi phí sống ở Hà Nội sẽ cao hơn ở quê nhưng cô không nghĩ là chênh lệch nhiều đến vậy, có những thứ đắt hơn gấp đôi khiến Hằng "sốc" với mức sống đắt đỏ nơi đây.
\
Mới một tuần đã tiêu hết tiền cả tháng. (Ảnh minh hoạ: Tuổi Trẻ)
Chưa có kinh nghiệm chi tiêu, lại không có phương tiện đi lại nên Hằng chọn siêu thị gần chỗ trọ để mua đồ cho tiện. Tại siêu thị cái gì cũng đắt, nhìn giá mà choáng váng đầu óc. "Ví dụ như bình nước lọc 20 lít ở quê có giá 15.000 đồng thì ngoài này đến 25.000 đồng. Cái kẹp tóc nhỏ ở quê mua cùng lắm là 5.000 đồng nhưng tại thành phố gần 30.000 đồng", Hằng kể. Chỉ chọn mua vài món đồ dùng chung trong phòng nhưng xem hoá đơn thì lên đến tiền triệu.
Chi phí sinh hoạt trên thành phố khá tốn kém. (Ảnh minh hoạ: VNU)
Giống như Hằng, Thanh Hà (quê Nam Định) - sinh viên Đại học Thương Mại từ quê lên Hà Nội bắt đầu cuộc sống tự lập với vô vàn thứ muốn mua, muốn sở hữu. Vì hoàn cảnh gia đình không mấy khá giả nhưng vẫn được ông bà, chú bác, cô dì góp vào thưởng cho 5 triệu đồng vì là "con đầu cháu sớm" đỗ đại học. Đây là số tiền khá lớn với em và gia đình.
Nhiều bạn sinh viên sẵn tiền trong tay nên mua sắm quá đà. (Ảnh minh hoạ: Báo Phụ Nữ)
Tân sinh viên lần đầu xa nhà, cái gì cũng muốn mua. Lần đầu tiên cầm trong tay số tiền lớn lại không phải chịu sự quản lý từ bố mẹ, Hà cảm thấy rất phấn chấn. Được bạn bè rủ đi chơi phố ngắm nghía, mua sắm, Hà cũng không thể cưỡng lại sự ham muốn sở hữu những món đồ hấp dẫn, bắt mắt được bày bán khắp nơi: Quần áo, váy vóc, mỹ phẩm… không chỉ mua sắm mạnh tay, Hà còn "xông xênh" trong việc chi tiền liên hoan, xem phim, ngồi cà phê cùng với bạn bè.
Số tiền đáng ra sẽ đủ chi tiêu trong 1 đến 2 tháng thì chỉ sau 3 tuần Hà đã tiêu hết sạch. Ban đầu Hà không dám gọi điện cho bố mẹ để xin tiền mà vay mỗi người một ít để chờ tháng tới bố mẹ gửi tiền. Tuy nhiên thời gian 2 tháng có lẽ quá dài với việc vay đi vay lại, Hà đành gọi điện về cầu cứu bố mẹ, cô nàng tự trách bản thân rất nhiều.
Chưa hết tháng đã phải gọi điện cầu cứu bố mẹ. (Ảnh minh hoạ: Mamamy)
Lên kế hoạch chi tiêu hợp lý
Việc chi tiêu "quá tay" trong thời gian đầu là điều khó tránh khỏi của nhiều tân sinh viên. Với kinh nghiệm hơn 3 năm sống và học tập ở thành phố, Mỹ Linh – sinh viên Đại học Công nghiệp, độc giả của YAN chia sẻ về cách quản lý chi tiêu suốt thời gian qua: "Lúc mới đến thành phố, lần nào đi ăn mình cũng phải nhìn bảng giá trước để xem có hợp túi tiền hay không. Sau này, quen rồi mình rất ít khi ăn ngoài mà ở trọ tự nấu. Nhờ vậy, đã tiết kiệm được gần 1 nửa so với việc đi ăn quán".
Chi tiêu hợp lý để tránh "thiếu trước hụt sau". (Ảnh minh hoạ: Thanh Niên)
Linh cũng cho biết đừng nên tiết kiệm bằng cách sai lầm là nhịn ăn hay bỏ bữa vì không có sức học, cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe. Cô bạn chia sẻ: "Mình luôn ăn uống đầy đủ và chỉ tiết kiệm ở các khoản như uống trà sữa, đi chơi hoặc mua đồ linh tinh. Kinh nghiệm của mình là sau khi đã ước chừng được sẽ tiêu bao nhiêu trong 1 tháng thì nên chia ra thành các khoản nhỏ như đóng tiền trọ, mua giáo trình, ăn uống, đi lại… như vậy sẽ dễ kiểm soát hơn".
Sinh viên sống xa nhà thì việc tiết kiệm là quan trọng bởi các bạn sẽ phải lo toan rất nhiều thứ. Nếu không chi tiêu hợp lý, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng ăn mỳ tôm, uống nước lọc vào cuối tháng như trong "truyền thuyết". Ngoài ra, việc chi tiêu hợp lý còn giúp gia đình đỡ một phần gánh nặng và nỗi lo âu về tiền bạc.
Sinh viên sống xa nhà thì việc tiết kiệm là thật sự quan trọng. (Ảnh minh hoạ: Baotintuc)
Để tránh tình trạng "no dồn, đói góp", các bạn tân sinh viên nên biết tự chủ tài chính. Mỗi khi mua sắm thứ gì đó theo ý thích mà không phải món đồ cần thiết nên cân nhắc lại. Chi tiêu hợp lý, tân sinh viên sẽ chủ động và thoải mái trong cuộc sống, dành thời gian chuyên tâm vào học hành, không phải đau đầu vì chuyện chưa hết tháng đã tiêu hết tiền. Ngoài ra, mỗi người nên cảnh giác với chiêu trò cám dỗ để tránh những thiệt hại không đáng có!
Các bạn sinh viên nên tự chủ tài chính. (Ảnh minh hoạ: Lao Động)
Bước chân vào đại học đồng nghĩa với việc các bạn phải trưởng thành hơn, biết tự cân đối chi tiêu sao cho phù hợp, tránh việc mua quá nhiều đồ gây lãng phí. Ngoài việc mua đồ mới, sinh viên có thể cân nhắc sắm những đồ thanh lý còn sử dụng tốt với giá hợp lý để tiết kiệm tiền.
Với các bạn tân sinh viên, lần đầu chuyển đến một môi trường hoàn toàn mới, phải tự mua sắm đồ dùng, thực phẩm phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày mà không có sự giúp đỡ của bố mẹ là điều khá mới lạ. Chính điều này khiến một số sinh viên rơi vào tình trạng "cạn túi". Có sinh viên lỡ tiêu hết tiền mà phải nhịn ăn, ăn tạm mì tôm để no đến cuối tháng mà không dám xin tiền bố mẹ.
Để giảm thiểu chi tiêu, các bạn tân sinh viên có thể mua lại những đồ dùng cũ vẫn còn dùng được để tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, mỗi người cũng cần lên kế hoạch chi tiêu cho riêng mình một cách hợp lý.
Cùng cập nhật những tin tức tương tự tại đây!