Sinh viên mải mê đi làm phục vụ, xe ôm rồi còng lưng trả tiền học lại

13:35 23/08/2023

Nhắc đến vấn đề khó nói của sinh viên, không thể không nói đến những câu chuyện xoay quanh việc làm thêm. Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ vì mải mê kiếm tiền mà sẵn sàng bỏ bê việc học để đi làm phục vụ, xe ôm. Đáng nói, dù làm quần quật cả tháng, số tiền kiếm được chỉ vỏn vẹn vài triệu đồng, chẳng đủ để họ trả phí học lại cuối kì.

 
Vì quá bận rộn với việc làm thêm nên nhiều sinh viên không còn tâm trí, sức lực để học tập. (Ảnh minh họa: Báo Dân Sinh/Zing News)
Vì quá bận rộn với việc làm thêm nên nhiều sinh viên không còn tâm trí, sức lực để học tập. (Ảnh minh họa: Báo Dân Sinh/Zing News)

"Cày tiền" từ sáng đến đêm muộn, lương không bằng phí học lại

Hiện nay, số lượng sinh viên vừa học vừa làm đã tăng lên đáng kể. Thậm chí có những người chỉ vừa mới trở thành sinh viên năm nhất, "chân ướt chân ráo" lên thành phố học tập đã vội vàng tính đến chuyện tìm việc làm thêm. Vì chưa có kinh nghiệm nên không ít bạn trẻ chấp nhận đi làm phục vụ, lái xe ôm, các công việc tay chân nặng nhọc để kiếm tiền.

Tuy nhiên trong số đó, rất nhiều sinh viên vì mải mê đi làm mà bỏ quên chuyện học tập của mình. Kể từ khi có việc, thời gian họ lên lớp ít đi trông thấy, bảng điểm cũng ngày một xấu hơn, số môn học lại càng lúc càng tăng cao. Đến khi nhận thông báo học lại, họ mới hốt hoảng vì không biết kiếm tiền ở đâu bù vào, chỉ đành nghỉ học để tăng ca làm thêm, cứ thế rơi vào vòng luẩn quẩn mãi không thoát ra được.

Từng rơi vào tình trạng đó, cô bạn K.M (23 tuổi, một thành viên của Cột sống Gen Z) bày tỏ: "Là một người đi trước, mình khuyên thật các bạn đừng bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ học để đi làm. Lúc mới lên thành phố, mình cũng nghĩ đi làm để bố mẹ đỡ khổ. Rồi mấy tháng đầu nhận lương, cầm tiền trong tay ham quá, lại lao vào tăng ca, sáng buồn ngủ chẳng thèm đi học. Cuối cùng bảng điểm ngày càng tệ, phí học lại đội lên cả đống. Lau sàn, quét nhà, rửa chén, phục vụ cả tháng trời cũng chẳng đủ tiền 1 kì học lại."

 
Nhiều sinh viên vừa học vừa làm để kiếm thêm thu nhập. (Ảnh: Người Lao Động)
Nhiều sinh viên vừa học vừa làm để kiếm thêm thu nhập. (Ảnh: Người Lao Động)

 
Không ít sinh viên chấp nhận làm các công việc mệt nhọc nhưng lương thấp. (Ảnh minh họa: Báo Thừa Thiên Huế)
Không ít sinh viên chấp nhận làm các công việc mệt nhọc nhưng lương thấp. (Ảnh minh họa: Báo Thừa Thiên Huế)

 
Một số công việc còn nhanh chóng "bào mòn" sức khỏe. (Ảnh minh họa: Thanh Niên)
Một số công việc còn nhanh chóng "bào mòn" sức khỏe. (Ảnh minh họa: Thanh Niên)

Đừng vì vài đồng tiền mà đánh đổi cả tương lai!

Thực tế đi làm thêm không hề xấu, nhưng phải hiểu đúng về giá trị của nó. Các bạn trẻ ngày nay rất dễ bị đồng tiền làm mờ đi lý trí. Chỉ cần có tiền là sẽ quên luôn đích đến của bản thân. Đối với sinh viên, điều quan trọng nhất là phải làm sao để tích lũy được kiến thức, sau đó mới kiếm thêm kinh nghiệm. Bước vào thị trường lao động quá sớm, trong khi bản thân chưa có nền tảng vững chắc thì chẳng thể nào kiếm được một công việc tốt hay tương lai ổn định.

Nhận định về vấn đề này, tiến sĩ Nguyễn Hồng Phan, Trưởng bộ môn Tâm lý giáo dục, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM chia sẻ với Thanh Niên: "Bằng Đại học là một chứng nhận quan trọng thể hiện trình độ chuyên môn cao và sâu về một ngành nghề nào đó, giúp mang đến cơ hội việc làm. Một số sinh viên tìm thấy niềm vui, đam mê khi đi làm, bỏ bê việc học, không tốt nghiệp Đại học. Sau này, nếu muốn luân chuyển nghề nghiệp mà không có bằng, chứng nhận thì sinh viên sẽ gặp nhiều khó khăn".

 
Sinh viên nên tìm cách cân bằng giữa việc học và làm. (Ảnh minh họa: Thanh Niên)
Sinh viên nên tìm cách cân bằng giữa việc học và làm. (Ảnh minh họa: Thanh Niên)

 
Làm thêm cũng tốt nhưng đừng bỏ bê chuyện học tập. (Ảnh minh họa: GenK)
Làm thêm cũng tốt nhưng đừng bỏ bê chuyện học tập. (Ảnh minh họa: GenK)

Anh chàng T.H (28 tuổi) cũng nhắn nhủ đến các bạn sinh viên: "Trải qua như mình rồi mới hiểu, mấy triệu bạc làm thêm chẳng đáng giá bằng mấy con A trong bảng điểm đâu các em ạ. Trong lúc các em đang còng lưng kiếm 20 nghìn đồng 1 giờ thì những bạn đồng trang lứa đang miệt mài nâng cao giá trị của bản thân. Đến lúc ra trường, các em cùng lắm lên lương 25-30 nghìn đồng 1 giờ, còn mấy bạn kia thì đã có thể cầm bằng giỏi đi xin công việc chục triệu rồi.

'Cày tiền' lo cho cuộc sống của bản thân là tốt, nhưng phải đúng thời điểm. Muốn lên cao thì phải có tầm nhìn xa, đừng vì ham vài đồng trước mắt mà bị cuốn theo vòng xoáy của nó vội. Theo mình, trước mắt các bạn sinh viên nên coi việc làm thêm là cơ hội để lấy thêm kinh nghiệm, không phải để kiếm tiền sống qua ngày. Hãy chọn công việc nào đó giúp bạn phát triển bản thân nhiều hơn, song song với việc học tập ở trường. Tuyệt đối đừng chỉ nhìn vào tiền lương, cũng không được gạt hẳn việc học tập."

 
Đối với sinh viên, chẳng có gì quan trọng hơn là việc học tập, tích lũy kiến thức. (Ảnh: Lao Động)
Đối với sinh viên, chẳng có gì quan trọng hơn là việc học tập, tích lũy kiến thức. (Ảnh: Lao Động)

 
Hãy chọn những công việc làm thêm giúp bạn có cơ hội học hỏi, tích lũy kiến thức. (Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế)
Hãy chọn những công việc làm thêm giúp bạn có cơ hội học hỏi, tích lũy kiến thức. (Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế)

Cuộc sống sinh viên quả thật có rất nhiều điều khó nói, phải nhìn ở góc độ đa chiều mới thấy rõ được bản chất của sự việc. Để đọc thêm những câu chuyện liên quan đến vấn đề này, mọi người có thể theo dõi ngay các bài viết trên YAN.

 

KIẾP NẠN CỦA SINH VIÊN: HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ CÒN NHIỀU HƠN CẢ ĐI HỌC

Tham gia câu lạc bộ là một việc làm rất tốt khi học Đại học. Thế nhưng hiện nay có rất nhiều sinh viên đang hiểu sai về vấn đề này, lúc nào cũng quan trọng việc sinh hoạt câu lạc bộ hơn cả chuyện học hành của bản thân.

Thậm chí một số bạn trẻ còn sẵn sàng bỏ học, chấp nhận thi lại để đến dự các buổi họp, liên hoan không cần thiết. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến điểm số và tương lai của họ, biến việc tham gia các câu lạc bộ thành một việc làm không tốt.

Cùng cập nhật những tin tức khác TẠI ĐÂY!