Đối với nhiều người, dịp lễ, Tết thường được cho là thời điểm vui vẻ và hạnh phúc nhất, cũng là thời điểm người người đổ ra đường nhiều nhất. Dù vậy, với không ít người trẻ hiện đại, đây lại là thời điểm khiến họ cảm thấy áp lực nhất với nỗi lo từ tài chính, đối mặt với gia đình hay quà cáp cho các mối quan hệ…
Giới trẻ bây giờ chịu nhiều áp lực hơn thế hệ trước. (Ảnh minh hoạ: Vietnamnet)
Áp lực công việc và nỗi lo tài chính
Cứ mỗi khi tới các dịp lễ, Tết, khi nhiều người trẻ Cột sống Gen Z ai ai cũng muốn bắt kịp chuyến xe để về quê sum họp cùng gia đình thì năm nay Thanh Hà (25 tuổi, ở Thái Bình) quyết định không về quê. Từng là niềm tự hào của gia đình, giờ cô sợ đối diện với bố mẹ. Dịp nghỉ lễ mùng 2/9, Hà dự định ở một mình tại phòng trọ ở Cầu Giấy tăng ca kiếm thêm thu nhập thay vì về nhà.
Nhiều người chọn ở lại phòng trọ thay vì về quê. (Ảnh minh hoạ: Thanh Niên)
Trong nhà có ba chị em gái, Hà là người duy nhất đậu đại học. Suốt bốn năm học, Hà đều đứng đầu lớp, giành học bổng, nhiều giải thưởng ở các cuộc thi. Thành tích của con gái khiến bố mẹ kỳ vọng cô sẽ là niềm tự hào của gia đình.
Ra trường, cô gái trẻ liên tiếp nhận những "cú tát" của cuộc đời. Cô đến đâu làm việc cũng không thể bắt nhịp, nơi thì do môi trường làm việc khó hòa đồng, nơi thì Hà không đủ kinh nghiệm và năng lực. Cô gái trẻ quặn lên nỗi lo thất nghiệp, chẳng dám nghĩ đến ý định về quê vì xấu hổ khi không được đạt được kỳ vọng, chưa tìm được sự tự hào.
Ngại về quê vì thất bại. (Ảnh minh hoạ: CafeF)
Hà biết trở về hay không bố mẹ vẫn yêu thương, nhưng cô không muốn đối diện họ khi chưa có gì trong tay. "Tôi sẽ về nhà nhiều hơn khi tự tin hơn", Hà nói, dự định Tết mới về quê.
Những người trẻ chịu gánh nặng tâm lý đến mức không dám về nhà không phải hiếm. Hoàng Dũng (22 tuổi, ở Quảng Bình, độc giả của YAN) vì muốn chứng tỏ với bố mẹ mình vẫn thành công, vẫn kiếm ra tiền dù không học đúng ngành bố mẹ ép buộc, cậu vay tiền để đi học, chi tiêu để trông có vẻ ổn nhất.
Tạo vẻ ngoài ổn trước mặt người thân. (Ảnh minh hoạ: Vietnamnet)
Chàng trai trẻ vay tín dụng đen mua xe, sắm sửa quần áo, mua quà tặng bố mẹ dịp lễ, Tết để họ không càm ràm. Giữa năm nay, Dũng bỏ Hà Nội vào Sài Gòn vì bị giang hồ kéo đến tận phòng trọ đòi nợ. "Càng như vậy tôi lại càng không muốn về đối diện với bố mẹ nữa. Do họ nên tôi mới rơi vào cảnh này", Dũng nói.
Hiện tại, Dũng vẫn đang kiếm tiền trả nợ ở Sài Gòn mà không có ý định gọi điện cho bất kỳ người thân nào.
Kiệt sức, không muốn liên lạc với bất kỳ ai. (Ảnh minh hoạ: Tuổi Trẻ)
Hãy sống và làm việc tích cực hơn
Nghiên cứu của bác sĩ Dương Minh Tâm, Trưởng phòng Rối loạn stress và Sức khỏe tình dục, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai năm 2019-2020, phát hiện hơn 55% người trẻ bị sang chấn tâm lý. Trong đó, áp lực lớn nhất gặp phải là từ gia đình (20,5%).
Thạc sĩ tâm lý Hồng Hương (Hội bảo vệ quyền lợi trẻ em) cho rằng một trong những lý do khiến những đứa con không dám về nhà vì không lo được cho bố mẹ, không dám đối diện với chính mình và thấy không xứng đáng với những yêu thương của bố mẹ. Những trường hợp này vẫn là do áp lực thành công, áp lực tài chính khiến họ sợ về.
Áp lực thành công, áp lực tài chính khiến nhiều người sợ về. (Ảnh minh hoạ: NHC)
Trong thâm tâm, ai cũng muốn được trở về với gia đình, bởi đó là sợi dây kết nối tâm hồn. Nếu sợ không về, họ sẽ rơi vào trạng thái buồn bã, cô đơn.
Với những đứa con áy náy vì không thể đáp ứng kỳ vọng của bố mẹ, dù không trở về thì kết nối tình cảm vẫn tốt. Nhưng nếu không trở về vì hai bên phán xét và đổ lỗi, con cái và bố mẹ sẽ mất kết nối, càng thêm xa cách.
Bố mẹ và con cái mất kết nối nếu chỉ biết đổ lỗi. (Ảnh minh hoạ: Afamily)
Bố mẹ có thể gây áp lực do khác biệt về quan điểm, nhưng lựa chọn hay không do người trẻ. Vì vậy, nếu nghe theo lời bố mẹ rồi sinh oán giận là lỗi ở người con. Thành công hay thất bại chỉ mang tính tương đối. Với nhiều người trẻ làm ra tiền không hẳn thành công. Công việc mang lại niềm vui mới là ưu tiên. Vì vậy, bố mẹ nên tôn trọng quyết định của con, hạnh phúc với lựa chọn của người trẻ.
Nếu không thể hiện được tài năng gì, ít nhất cũng hãy thể hiện năng lực đối diện với nghịch cảnh, suy nghĩ tích cực hơn, sống và làm việc tích cực hơn.
Sống tích cực, dám đối diện với nghịch cảnh. (Ảnh minh hoạ: Việc Làm Tốt)
Bố mẹ thường hay tự hào khoe thành công của con như một niềm hạnh phúc của đời mình, nhưng hạnh phúc của chính con thì đôi lúc họ lại quên. Dù bản chất, bố mẹ nào cũng mong muốn con mình được thành công và hạnh phúc. Thế nhưng, xin đừng "trói" con vào những kỳ vọng vượt khả năng do mình đặt ra. Suy cho cùng, đích đến của con người là hạnh phúc. Có người hạnh phúc vì điểm cao, công việc xịn nhưng cũng có người chỉ mong mỗi ngày yên yên bình bình trôi qua.
Bạn có đang sống đúng với đam mê của mình hay vẫn mệt nhoài chạy theo ước mơ của người khác? Cùng chia sẻ dưới phần bình luận với YAN nhé!
Dẫu biết rằng bố mẹ cũng chỉ mong muốn con có cuộc sống tốt đẹp nhất. Thế nhưng, mỗi người đều có những ước mơ của riêng mình, bố mẹ không nên áp đặt lên con trẻ, bắt con phải đi theo những định hướng mà mình đã vạch ra. Chính việc phải chạy theo kỳ vọng quá sức từ bố mẹ đã khiến người trẻ mệt mỏi, ngột ngạt. Thậm chí, nhiều bạn trẻ còn gặp những vấn đề tâm lý, căng thẳng, mất ngủ triền miên vì không thể làm hài lòng bố mẹ. Hy vọng rằng, bố mẹ dù thương con nhưng cũng nên cho con một khoảng trời riêng để thỏa sức vùng vẫy trong thế giới của riêng mình.
Cùng cập nhật những tin tức khác TẠI ĐÂY!