Đi làm 5 năm lương vẫn 7 triệu, đồng nghiệp mới vào thăng chức vù vù

15:53 16/09/2023

Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ, dù đã ra trường được nhiều năm nhưng số tiền lương kiếm được lại chưa lên nổi 8 con số. Thậm chí có những trường hợp đã gia nhập thị trường lao động từ lâu, bản thân trải qua rất nhiều công ty, doanh nghiệp nhưng công việc vẫn gập gềnh với mức lương giậm chân tại chỗ như khi Cột sống Gen Z vừa ra trường. 

 
Mức lương "giậm chân tại chỗ" sau nhiều năm đi làm. (Ảnh minh họa: Dân Trí) 
 
Mức lương "giậm chân tại chỗ" sau nhiều năm đi làm. (Ảnh minh họa: Dân Trí)
 

Sau khi đi làm, thứ duy nhất tăng chỉ là tuổi tác

Hạnh Linh (28 tuổi, Hà Nội), độc giả của YAN là một trong số đó. 5 năm sau khi tốt nghiệp, mức lương của cô vẫn ở mức 7 triệu đồng, tương đương với thu nhập của sinh viên vừa với mới ra trường. Ngoài tuổi tác ngày càng cao, lo lắng càng nhiều, chỉ có năng lực và lương là không đổi.

Trước đó, thời sinh viên, cô có thành tích học tập tốt. Song sau 5 năm vẫn "giậm chân tại chỗ" khiến cô trở nên chán nản và có ý định về quê. Linh cho biết bản thân không thích công việc hiện tại nhưng cô không biết phải làm gì sau khi nghỉ việc trong thời buổi tìm kiếm việc làm khó khăn. 

 
Tuổi tác ngày càng cao nhưng năng lực và lương không đổi. (Ảnh minh họa: Glints)
Tuổi tác ngày càng cao nhưng năng lực và lương không đổi. (Ảnh minh họa: Glints)

Từ ngày ra trường và vào đời như một tờ giấy trắng, đến bây giờ khi đã gần 30 tuổi, Linh vẫn cứ bối rối, mất phương hướng trong việc phát triển tương lai của mình. Mức lương trung bình, công việc không có đam mê lý tưởng, vật chất tích lũy được cũng chẳng là bao.

Hiện nay, trường hợp như của Linh không phải là hiếm. Giống như cô, nhiều người trẻ chọn lập nghiệp ở thành phố lớn và đang phải vật lộn vì không biết tương lai sẽ đi về đâu.

 
Mất phương hướng không biết tương lai đi về đâu. (Ảnh minh họa: Ybox)
Mất phương hướng không biết tương lai đi về đâu. (Ảnh minh họa: Ybox)

Cùng chung hoàn cảnh, Duy Hải - Kỹ thuật viên sữa chữa ô tô chia sẻ rằng, dù anh đã đi làm 5 năm nhưng mức lương của anh chỉ dừng lại ở mức 6-7 triệu đồng nếu tính tăng ca và thưởng. Nhiều người tỏ ra lo ngại khi mà tại sao làm lâu như vậy nhưng mức lương cao nhất chỉ là 7 triệu đồng, phải chăng nghề sửa chữa ô tô quá khắc nghiệt khi anh đã cố gắng hết sức nhưng không được như ý muốn.

Thực tế, anh làm được 5 năm, nhưng anh chỉ thuộc tuýp người chỉ đâu đánh đó, chỉ sửa chữa được cơ bản phần gầm máy và hoàn toàn không biết chút gì về sửa chữa điện hay những chi tiết khó khác…

Anh chỉ sửa được cơ bản, thì doanh nghiệp chỉ trả lương cho anh cơ bản, dù anh có cần cù đến đâu, nhưng anh làm chậm, khối lượng công việc của anh không bằng người khác, thì làm sao có thể trả anh lương cao.

 
Lương không tăng là vì không chịu học hỏi. (Ảnh minh họa: Việc Làm Tốt)
Lương không tăng là vì không chịu học hỏi. (Ảnh minh họa: Việc Làm Tốt)

Hơn nữa, anh làm 5 năm nhưng chỉ biết được lượng kiến thức đó, chứng tỏ anh là người không chịu khó vươn lên, không chịu khó học hỏi. Hiện tại có rất nhiều người mức lương đã hơn 10 triệu dù chỉ có kinh nghiệm hơn 2 năm. Nhiều người cho rằng anh nên cảm thấy may mắn khi mà doanh nghiệp chưa cho anh nghỉ việc.

Cách tốt nhất để làm giàu là không ngừng học hỏi

Tại nơi làm việc khả năng được liên kết trực tiếp với mức lương của bạn. Nguyên nhân chính dẫn đến thu nhập thấp và không thể thăng tiến là do bạn chưa đủ năng lực, nghĩa là những gì bạn làm chưa khiến cấp trên hài lòng. 

Nếu bạn đã làm việc 5 năm mà vẫn cảm thấy không hài lòng với mức lương của mình, bạn cho rằng không tương xứng với công sức mình bỏ ra, thì hãy đánh giá lại công việc và những gì mình đang làm. Doanh nghiệp thường trả lương cho những đóng góp của người lao động, mức lương của bạn có thể coi là tương xứng với những gì bạn đóng góp cho tổ chức.

 
Doanh nghiệp trả lương theo năng lực. (Ảnh minh họa: Akisa)
Doanh nghiệp trả lương theo năng lực. (Ảnh minh họa: Akisa)

Nếu bạn cảm thấy mình đã làm việc chăm chỉ mà mức lương chưa cao thì rất có thể vấn đề ở chỗ bạn chưa tạo ra được giá trị như doanh nghiệp kỳ vọng. Muốn tăng lương, bạn nên chăm chỉ trau dồi giá trị cho bản thân hơn là làm việc. Cụ thể, hãy nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình, từ đó tạo ra năng suất lao động cao hơn, hiệu quả công việc tốt hơn mà công sức bỏ ra không quá vất vả.

Còn nếu bạn làm việc thụ động, không tạo ra nhiều đóng góp, công việc đi theo lối mòn kiểu làm 5 năm nhưng với kinh nghiệm của người làm 1 năm thì đôi khi mức lương 7 triệu đồng đã là cao so với sự đóng góp của bản thân.

 
Không ngừng học hỏi để đạt được mức lương mơ ước. (Ảnh: 24h)
Không ngừng học hỏi để đạt được mức lương mơ ước. (Ảnh: 24h)

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, tốc độ cập nhật và vốn kiến thức tăng lên nhanh chóng. Nhiều ý tưởng, công nghệ và mô hình mới xuất hiện liên tục. Vì thế khiến trình độ lao động cạnh tranh ngày càng gay gắt. Với thực tế này đòi hỏi tất cả chúng ta buộc phải không ngừng học hỏi, nâng cao phẩm chất và năng lực về mọi mặt. 

Nhiều người sau một thời gian dài rời xa ghế nhà trường, đam mê, hứng thú học tập không còn nữa, động lực chủ động tiếp thu kiến thức mới cũng thiếu. Việc đứng yên này khiến họ bị bỏ lại phía sau. Lý do này khiến họ dẫu nhiều năm thâm niên nhưng mức lương cũng chỉ bằng sinh viên năng động vừa với ra trường. 

 
Không chủ động tiếp thu khiến bạn bị bỏ lại phía sau. (Ảnh minh họa: Sức Khỏe Đời Sống)
Không chủ động tiếp thu khiến bạn bị bỏ lại phía sau. (Ảnh minh họa: Sức Khỏe Đời Sống)

Ngoài ra nhiều người khi tìm việc thường chú trọng đến sở thích hiện tại hơn là phát triển bản thân, không có kế hoạch nghề nghiệp, thường xuyên nhảy việc, không chú trọng đến khả năng thăng tiến của bản thân... điều này khiến họ khó có cơ hội được tăng lương. 

Không có gì đảm bảo bạn sẽ làm tại một công ty trọn đời. Có một số người, dùng kinh nghiệm làm việc 5 năm ở một lĩnh vực duy nhất để giải quyết mọi thứ mà không hề muốn học hỏi thêm những thứ khác. Sống trong một thời đại đầy biến động, điều bất biến duy nhất chính là bản thân bạn cần phải linh hoạt biến đổi không ngừng.

 
Linh hoạt biến đổi không ngừng. (Ảnh minh họa: Talenbold)
Linh hoạt biến đổi không ngừng. (Ảnh minh họa: Talenbold)

Cách làm hôm nay chưa chắc gì đã phù hợp cho ngày mai. Thứ chúng ta cần, là học hỏi, tìm tòi, là nghiên cứu, tiến bộ, là nâng cấp không chỉ máy móc mà cả chính mình. Do đó chỉ bằng cách điều chỉnh suy nghĩ, cố gắng cải thiện bản thân, bạn mới có thể vượt qua thử thách và khủng hoảng ở bất kỳ thời điểm nào.

Người ta có câu: “Tri thức là sức mạnh”. Chúng ta không chỉ cần trau dồi kiến thức để trở nên mạnh mẽ và quyền lực hơn, mà còn nên cải thiện cuộc sống ở mức độ sâu sắc hơn. Những người thông minh nhất thường sẽ không khoe khoang về trí thông minh của họ, không coi thường người khác chỉ vì thiếu hiểu biết và họ sẽ tiếp tục tự giáo dục chính bản thân mình.

Trong một thế giới ngày càng mở rộng, một người không thể biết tất cả mọi thứ, nhưng hiểu được sự thay đổi liên tục và luôn duy trì nhu cầu tiếp tục tìm hiểu về thế giới xung quanh chúng ta sẽ giúp bạn đi đúng hướng.

Cùng cập nhật những tin tức khác TẠI ĐÂY!